Bình xe nâng điện liên quan đến sự sống còn của xe nâng điện. Không nói quá khi cho rằng nó chính là linh hồn của một chiếc xe nâng điện, nó là thành phần đắt giá nhất trên chiếc xe. Cho nên sử dụng bình xe nâng điện một cách an toàn và hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Ắc quy xe nâng là gì?
Khái niệm
Ắc quy (còn gọi bình điện) xe nâng là một bộ phận trên chiếc xe nâng. Sử dụng để tích điện và có nhiệm vụ cung cấp điện cho xe nâng hoặc một số bộ phận trên xe. Mỗi loại xe khác nhau sẽ sử dụng bình điện khác nhau.
Phân loại ắc quy
Ở đây mình phân ra hai loại:
- Ắc quy xe nâng động cơ
- Ắc quy xe nâng điện.
Ở bài viết này mình xin phân tích về ắc quy xe nâng điện. Vì nó khá nhiều chi tiết nên xe nâng động cơ mình sẽ nói ở một bài phân tích khác.
Tìm hiểu bình xe nâng điện
Bình xe nâng điện là thành phần quan trọng nhất cũng là bộ phận đắt nhất trên chiếc xe nâng điện. Nó vừa cung cấp nhiên liệu vừa cung cấp điện năng cho các bộ phận khác. Như xe nâng dầu thì ắc quy cung cấp điện và nhiên liệu hoạt động lại khác nhau.
Dưới đây là tổng hợp tất cả những gì về bình xe nâng điện mà mình biết. Nay xin chia sẻ hi vọng mọi người sẽ bổ sung được thêm kiến thức về nó.
Tấm lắc bình xe nâng điện (tên kỹ thuật thường gọi)
Là một bảng thông tin nhỏ về chiếc bình. Như hãng sản xuất, model, công suất, xuất xứ,… Mỗi hãng sản xuất sẽ có những thông tin khác nhau nhưng một số thành phần quan trọng thì luôn luôn có.
Mình sẽ chỉ nhắc đến những thông tin cần thiết ta cần biết khi xem trên tấm lắc thôi nhé. Ai muốn chi tiết hơn thì có thể để lại bình luận mình sẽ trả lời (cái này chắc không ai hỏi đâu 😀 😀 😀 )
Như tấm lắc ở hình trên ta có thể đọc được những thông tin quan trọng sau:
- Hãng sản xuất: GS Yuasa (thường gọi tắt là GS)
- Loại: VCF4N (90x158x490 mm) là model của một hộc (cell) trong bình. Mỗi loại sẽ có một kích thước khác nhau do nhà sản xuất đưa ra. Nhưng thông thường khi phục hồi bình hoặc thay thế hộc hay cell ta đều dùng thước đo. Mỗi cell (hộc) có điện áp 2 vôn.
- Điện áp của bình: 48V
- Công suất: 280 Ah trên 5 Hr hoặc 291 Ah trên 6 Hr
- Xuất xứ: Made in Japan
Cấu tạo bình xe nâng điện
Phân loại bình xe nâng điện
Có 3 loại bình điện đó là 24V, 48V, 72V. Tất cả đều được cấu tạo từ nhiều cell hay hộc bình kết nối lại với nhau. Bình 24V thì được cấu tạo từ 12 hộc 2V, bình 48V thì 24 hộc, bình 72V thì 36 hộc.
Tuy nhiên trên thị trường bạn sẽ rất ít thấy loại 24V và 72V. Mình cũng mới chỉ may mắn thấy một vài lần. Hầu như xe nâng điện trên thị trường hiện nay đều xài bình 48V. Xe nâng điện thì chủ yếu là xe từ 3 tấn trở xuống.
Cell (hay còn gọi là hộc bình xe nâng điện)
Được cấu tạo từ các tấm chì ngâm trong dung dịch axit sunfuric với nồng độ được nhà sản xuất đưa ra. Cell có hai bản cực là bản cực âm và bản cực dương. Nói sâu về cái này thì còn nhiều lắm nên mình chỉ tóm lại hoạt động của cell là sự phóng nạp điện tích giữa hai bản cực.
Mọi người nên chú ý tỉ trọng của dung dịch trong cell do nhà sản xuất đưa ra. Vì khi bảo dưỡng bình hay phục hồi bình xe nâng điện chúng ta sẽ cần đưa dụng dịch về đúng tỉ trọng phù hợp.
Cầu nối Cell
Là một đoạn chì hoặc dây đồng nối giữa các hộc lại với nhau. Dòng điện trong bình là dòng điện một chiều nên khi nối phải chú ý. Trên mỗi Cell đều có kí hiệu âm dương để phân biệt.
Khi thay thế cell hoặc phục hồi bình điện rất dễ nhầm lẫn. Thỉnh thoảng bạn cũng nên kiểm tra cầu nối giữa các hộc còn tốt hay không? Bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo hiệu điện thế giữa 2, 3 hộc.
Những chú ý khi sử dụng xe nâng điện
Tải trọng bình xe nâng điện
Mỗi bình điện đều có một bảng thông số kỹ thuật gắn trên vỏ bình. Nên nếu bạn là người sử dụng hãy chú ý điều này nhé. Sử dụng xe nâng điện để nâng quá tải cũng ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của bình và xe nâng.
Bình thiết kế ra được các nhà sản xuất kiểm tra và đưa ra thông số kỹ thuật, công suất cụ thể. Các nhà sản xuất cũng khuyên không nên sử dụng quá giới hạn được đưa ra.
Khi xạc điện cho bình xe nâng điện
Kiểm tra
- Trước khi cắm xạc điện, cần phải kiểm các các đầu điện cực có bị ăn mòn hay không, tình trạng hiện tại có bị phồng rộp nứt nẻ gì không.
- Để ý kỹ bình điện là dòng điện một chiều nên tránh chạm điện, chập điện trong quá trình xạc.
- Nhớ chọn máy xạc phù hợp và điều chỉnh xạc đúng dòng của bình điện xe nâng nhé.
- Một số bình xe nâng cũ lâu ngày thì bạn cũng nên dùng đồng hồ để kiểm tra các cầu nối cell để đảm bảo cầu nối vấn tốt.
Lưu ý:
- Không nạp ắc quy gần lửa, các vật dễ bắt nhiệt bắt lửa gây cháy nổ.
- Khi xạc bình sẽ có hiện tượng nóng lên, sôi và sinh mùi khó chịu vậy nên xạc bình ở nơi thông thoáng và khi xạc thì mở nắp các hộc bình.
- Không nên sử dụng dung dịch điện phân (axit sunphuric – H2SO4 loãng) có tỷ trọng cao quá hoặc thấp hơn 1,28g, tỷ trọng chuẩn là 1,28g.
- Sau khi xạc đầy nên nhớ đậy nắp hộc bình đã tháo, vệ sinh khô bề mặt phía trên.
Bảo dưỡng bình xe nâng điện thường xuyên
Thành phần chính của bình điện chính là các bản cực trong mỗi cell. Cho nên giữ gìn các bản cực cũng chính là làm tăng tuổi thọ của bình.
Bằng cách thường xuyên kiểm tra châm nước và xạc đầy sau mỗi ca làm việc. Tránh giữ tình trạng chưa xạc lâu ngày vì sẽ làm trơ các bản cực trong cell.
Khi xạc hoặc xả (một khâu quá trình phục hồi bình xe nâng điện) xong bạn có thể dùng đồng hồ đo để kiểm tra hiệu điện thế giữa các cell.
Nếu một trong các cell yếu hơn nhiều so với những cell khác thì đã đến lúc bạn đưa bình đi phục hồi hoặc thay cell yếu.
Mỗi bình sản xuất ra đều có một vòng đời tuổi thọ nhất định. Thông thường khoảng 1200 chu kỳ sạc đối với bình mới.
Cho nên, việc sử dụng đúng cách và tuân thủ những quy tắc tối thiểu trên là cần thiết. Để đảm bảo tuổi thọ bình và sử dụng bình hiệu quả.
Nếu bạn có thắc mắc hay có câu hỏi gì xin hãy liên hệ. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. Hoặc có thể để lại câu hỏi theo mẫu dưới đây. Mọi tư vấn đều MIỄN PHÍ. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
Có thể đặt câu hỏi ở bên dưới phần bình luận!
Các bài đọc trọng lực cụ thể cho tôi biết những gì?
Khi chỉ số trọng lượng riêng thấp, điều đó có nghĩa là chất điện phân bao gồm nhiều nước hơn axit pin. Điều này có nghĩa là pin đang chạy ở trạng thái sạc thấp.
Nếu chỉ số trọng lượng riêng cao, điều đó có nghĩa là có nhiều axit pin hơn nước. Điều này có thể là do ai đó thêm axit pin thay vì nước.
Làm thế nào để tôi biết tôi cần thay pin?
Khi đo trọng lượng riêng, chênh lệch tối đa giữa thấp và cao là 50 điểm. Nếu phạm vi lớn hơn 50 điểm, hãy thay pin.
Ngoài ra còn phụ thuộc các yếu tố khác như thời gian xạc xả, mức xạc, mức xả để đánh giá mức độ hư hỏng của bình. Để giảm chi phí sửa chữa có thể thay những hộc bị yếu bởi những hộc tương đương và tiến hành phục hồi lại ắc quy.
Để việc đánh giá ở mức độ tin cậy nhất nên sử dụng các máy xạc xả chuyên dụng cho bình.