Cách bảo trì xe nâng hàng như thế nào cho đúng?

               Bảo trì xe nâng là việc làm cần thiết trong quá trình sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị, phụ tùng xe nâng. Việc bảo trì xe nâng là một điều cần thiết và cần diễn ra xuyên suốt trong quá trình sử dụng chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới quan tâm.

Vì sao phải bảo trì xe nâng?

          Khi các nhà máy sản xuất ra xe nâng hàng họ luôn cung cấp cho những người sử dụng về chu kì bảo trì xe nâng để xe luôn vận hành ở điều kiện tốt nhất có thể. “Của bền tại người” dù  xe có bền, đẹp, đắt tiền, trâu bò đến đâu nếu bạn không chăm sóc nó đúng cách thì cũng như không. 

         Nhưng làm sao để biết được thời gian khi nào là cần thiết cho việc bảo trì? Quá trình bảo trì xe nâng cần phải làm gì, thay thế gì để tốt cho máy móc. Hiểu rõ vấn để đó nên chúng tôi cung cấp cho quý khách thời gian cũng như công việc cụ thể của quá trình bảo trì xe nâng của công ty Xe nâng Hoàng Gia chúng tôi.

Kiểm tra xe nâng định kỳ.

Kiểm tra xe nâng hàng ngày

             Mỗi ngày để bảo trì xe nâng người tài xế sẽ thực hiện công việc: Kiểm tra tổng thể về nhớt máy, nhớt hộp số, dầu thủy lực, hệ thống nước làm mát, độ mòn của lốp xe, áp suất xe nâng và cuối cùng là hệ thống điện, đèn, còi. Nếu không kiểm tra trước khi vận hành xe nâng sẽ không phát hiện kịp thời những hư hỏng. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, thậm chí gây tai nạn trong quá trình làm việc.

Kiểm tra chi tiết như sau:

  • Kiểm tra mỗi bộ phận có trục trặc đã tìm thấy trong lúc hoạt động.
  • Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong bình điện và phải châm bằng nước cất:
  • Đỗ xe nơi bằng phẳng và phải hạ nĩa xuống sát mặt sàn
  • Vệ sinh sạch sẽ bình
  • Kiểm tra dung dịch điện phân trong bình trước khi sạc bình
  • Nếu mực dung dịch quá thấp hay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bình điện.
  • Thường châm dung diện điện phân cao hơn bề mặt bản cực khoảng 10mm – 20mm.
  • Kiểm tra mực nhớt và chất lượng nhớt thủy lực:
  • Dừng máy, hạ nĩa xuống đất trước khi kiểm tra nhớt thủy lực.
  • Mở nắp cabo, rút thước thăm nhớt ra và lau sạch bằng vải.
  • Gắn thước trở vào và kiểm tra mực nhớt.

Ghi chú: Cách xem dấu trên thước nhớt thay đổi theo đời xe (Model) như sau:

Thang đo 70 dùng cho khung nâng 6.500 – 7.000mm

……………60 5.500 – 6000mm
……………504.300 – 5000mm
……………403.300 – 4000mm
……………30dưới 3.000mm
Xem dấu trên thước nhớt thay đổi theo đời xe

Nếu thiếu nhớt thì phải châm thêm và phải lau sạch dầu văng ra xung quanh.

  • Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng (nhớt thủy lực, dầu thắng); nếu có, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục ngay.
  • Đối với vỏ hơi: Kiểm tra áp lực và tình trạng vỏ xe, nếu thiếu phải bơm thêm (Áp suất vỏ tuỳ thuộc vào nhà sản xuất)
  • Đối với vỏ đặc: Kiểm tra độ mòn của gai, có bị nứt bể không, khi chạy có bị tưng xóc không (dấu chỉ thị của vỏ xe tùy theo nhà sản xuất )
  • Kiểm tra đai ốc bắt bánh xe nâng xem có lỏng ra hay không, nếu có phải siết chặt
  • Kiểm tra các thiết bị phục vụ an toàn cho người lái xe xem có còn sử dụng tốt không, nếu hư hoặc thiếu phải mời chuyên viên kỹ thuật đến sữa chữa ngay.
  • Kiểm tra tay lái:

– Kiểm tra tay lái xem các bánh xe có đi đúng hướng không. – Quay tay lái theo hướng tròn và chắc chắn rằng không bị rơ lỏng vượt qui định – Kiểm tra còi xem còn tốt không.

  • Kiểm tra thắng chân: (Đối với loại xe “counter balance”)
  • Đạp bàn đạp hết cỡ và kiểm tra khoảng cách từ bàn đạp đến sàn xe.
  • Phải chắc chắn rằng khi giữ bàn đạp (đang ở vị trí đạp xuống hết cỡ), bàn đạp không bị tuột sâu thêm.
  • Kiểm tra xem có gì khác thường khi ấn và buông bàn đạp không.
  • Kiểm tra thắng tay xem có hoạt động tốt không bằng cách đỗ xe trên mặt đường nghiêng. Kéo thắng tay nếu xe bị tuột dốc là không đạt yêu cầu, phải mời chuyên viên đến sửa chữa ngay
  • Kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ đo, đèn báo, đồng hồ. Xem các thiết bị có hoạt động tốt không, nếu không hoạt động tốt. Hoặc hoạt động không chính xác phải mời chuyên viên đến sữa chữa
  • Kiểm tra sự hoạt động của các cần điều khiển thủy lực có hoạt động tốt không. Nếu xảy ra điều gì bất ổn phải khắc phục ngay hoặc mời chuyên viên kỹ thuật đến giải quyết.
  • Kiểm tra dầu thắng: (đời xe 7FBE không sử dụng dầu thắng)
  • Kiểm tra mực dầu thắng trong bình. Mực dầu phải nằm trong phạm vi cho phép được thể hiện trên bình.
  • Nếu thấp hơn qui định phải châm thêm (chủng loại đã  được chỉ định).
  • Nếu dầu thắng hao hụt một cách nhanh chóng phải kiểm tra xem có bị rò rỉ không.

Bảo trì xe nâng định kì

Thời gian bảo trì xe nâng hàng

Cách 1: Tính theo giờ hoạt động của xe

– 300 giờ, 600 giờ,900 giờ, 1200 giờ, 1500 giờ, 1800 giờ, 2100 giờ và 2400 giờ

Cách 2: Tính theo tháng

– 1.5 tháng , 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng

Quy trình bảo trì xe nâng hàng

         Tùy thuộc quá trình (ít hay nhiều) mà chúng tôi sẽ tiến hành bảo trì lớn hay nhỏ,với các công việc khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra danh sách để quý công ty có thể hình dung và theo dõi quá trình bảo trì cụ thể:

Đến tận nơi kiểm tra xe nâng và tiến hành bảo trì đúng kĩ thuật.

Nội dung bảo trì xe nâng định kỳ

1Kiểm tra hệ thống phanh (thắng) của xe để đảm bảo an toàn khi vận hành xe
2Vô dầu mỡ cho bạc đạn bánh xe, khung trượt bạc đạn của khung nâng, xích nâng.
3Kiểm tra hệ thống thủy lực của xe gồm: phốt ben, bộ điều khiển ben, bơm ben, dầu ben.
4Kiểm tra hệ thống lái của xe gồm: ty và trục lái của bánh xe, moteur trợ lực tay lái.
5Kiểm tra hệ thống điện của xe gồm: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, dây điện, còi tiến lùi.
6Kiểm tra bình điện gồm: nồng độ axit, lượng axit trong bình điện, nhiệt độ khi nạp điện. Kiểm tra hệ thống sạc điện và bộ sạc điện cho xe
7Vệ sinh cho hệ thống máy, bo mạch điện và hệ thống relay điều khiển của xe.
8Thay thế các vật tư tiêu hao: Nhớt máy, nhớt thủy lực, mỡ bò, nước giải nhiệt, acid bình điện, dầu thắng…
9Các công việc khác liên quan đến việc bảo trì xe…

Danh mục kiểm tra bảo trì xe nâng

1Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất)20Tình trạng chung của khung nâng
2Kiểm tra hệ thống dây điện21Bạc đạn khung nâng
3kiểm tra , vệ sinh máy sạc22Xích nâng
4Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu23Tình trạng xylanh nâng
5Công tắc khởi động24Tình trạng xylanh nghiêng
6Các contactor25Tình trạng xylanh lái
7Bảng điều khiển26Tình trạng xylanh dịch chuyển
8Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp)27Càng nâng
9Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp)28Ống dầu thủy lực
10Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp)29Bộ chia dầu thủy lực
11Các cầu chì30Bơm thủy lực
12Hộp điều khiển31Bánh lái
13Công tắc32Bánh tải
14Kèn33Bánh thăng bằng
15Chân ga34Hệ thống thắng
16Đồng hồ35Tắc kê bánh xe
17Giắc cắm bình36Tình trạng cầu chủ động
18Vệ sinh toàn bộ xe37Dầu thủy lực
19Kính chiếu hậu38Bơm mỡ

Nếu quý khách có nhu cầu bảo trì xe nâng hàng hãy liên hệ với công ty chúng tôi.

  • Với đội ngũ nhân viên có năng lực. Được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu về các dòng xe nâng. Thành thạo các quy trình kỹ thuật tháo lắp, sửa chữa , bảo trì xe nâng đối với từng loại xe nâng khác nhau.
  • Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại. Phụ tùng chất lượng cao, giá cạnh tranh.

 Hotline : 0968.66.00.37 (Call/zalo 24/7).

Địa chỉ: 524/6 Đ. Mỹ Phước – Tân Vạn, KP Đông Thành, P. Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương, Vietnam

Những lưu ý khi chọn đơn vị kí hợp đồng bảo trì xe nâng

Tiêu chí đưa ra quy trình bảo trì xe nâng

  • Trên đây là quy trình được Công ty xe nâng Hoàng Gia đưa ra dựa trên các tài liệu tham khảo từ các hãng xe nâng khác nhau như TOYOTA, KOMATSU, NISSAN, TCM,…
  • Cùng với những tài liệu từ 2 loại xe nâng chủ yếu trên thị trường là xe nâng động cơ và xe nâng điện. Và từ kinh nghiệm trong quá trình sửa chữa và tiếp xúc với nhiều loại xe nâng khác nhau.
  • Những vấn đề cần kiểm tra ở trên là những vấn đề thường hay gặp phải và xảy ra nhiều trong quá trình vận hành xe nâng. 

Xem thêm:

Bảo trì xe nâng
Dịch vụ bảo trì xe nâng của Công ty Xe nâng Hoàng Gia

Chú ý khi áp dụng quy trình Bảo trì xe nâng

  • Nếu bạn có thể kiểm tra hết những vấn đề trên thì quá tốt rồi. Nó cũng coi là đã kiểm tra hết toàn bộ chiếc xe nâng của bạn. Tuy nhiên trong thực tế điều này là không thể. Để kiểm tra hết những vấn đề trên cần khá nhiều thời gian.
  • Những đơn vị lớn với lượng xe nâng nhiều họ có xưởng sửa chữa, bảo trì riêng. Việc kiểm tra này là việc làm thường xuyên của đội ngũ thợ sửa chữa nên khá dễ dàng. Họ còn có thể lên lịch bảo trì xe nâng định kì mà không gặp khó khăn. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho họ.
  • Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể làm thế. Vậy thì giải pháp đó là chọn những yếu tố quan trọng để kiểm tra trước. Những yếu tố không quan trọng có thể bỏ qua hoặc kiểm tra sau. Có thể chia ra những yếu tố nào cần kiểm tra theo dõi thường xuyên, còn những yếu tố không cần thiết có thể thời gian kiểm tra sẽ dài hơn.
  • Để làm được việc này người kiểm tra cần có chuyên môn hoặc ít ra cũng phải có kiến thức về xe nâng và hoạt động của xe. Hoặc các bạn có thể lựa chọn đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để làm thay bạn. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu qua một chút dù ít hay nhiều trước khi quyết định lựa chọn cách thức phù hợp.

Cách lựa chọn đơn vị sửa chữa bảo trì xe nâng

Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế nên  một người có thể kiêm nhiều thứ và làm nhiều việc khác nhau. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, các nước Châu Âu,… thì sẽ chuyên môn hóa hơn. Lái xe nâng và thợ sửa chữa bảo trì xe nâng là hoàn toàn khác nhau.

Việt Nam thì có thể là một người tuy nhiên thì lương vẫn thấp  :mrgreen:  :mrgreen:  :mrgreen: . Dù là vậy thì ở khía cạnh nào đó chúng ta cũng phải chấp nhận nhưng sẽ rất khác nếu chúng ta được trang bị kiến thức.

Nếu bạn thuê đơn vị bảo trì thì có mấy điểm cần lưu ý: 

  1. Nên chọn đơn vị uy tín chuyên nghiệp làm việc lâu năm trong lĩnh vực sửa chữa. Cái này có thể tra thông tin công ty xem năm hoạt động. Hoặc có thể thử và xem cách họ làm việc có thật sự chuyên nghiệp không? Đánh giá qua cách họ làm việc. Những đơn vị thế này thường có thợ sửa chữa lâu năm, lành nghề nên khi gặp sự cố dễ được giải quyết.
  2. Có hợp đồng bảo trì rõ ràng. Dù bảo trì một lần hay định kì cũng nên có hợp đồng để có thể đánh giá mức độ chuyên nghiệp của đơn vị bảo trì.
  3. Có vị trí địa lý gần với bạn. Điều này là tất nhiên bạn ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên không thể chọn đơn vị ở miền Nam, hay miền Tây để thuê được.

       Công ty xe nâng Hoàng Gia xin được phục vụ sửa chữa bảo trì xe nâng ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho quý khách dịch vụ tốt nhất và giá cả hữu nghị. Quý khách cần hỗ trợ về kỹ thuật hoặc các vấn đề của xe nâng trong quá trình sử dụng, hãy gọi tới 0911.173.679 hoặc 0944.636.889 gặp trực tiếp kỹ thuật để được hỗ trợ nhanh nhất và tốt nhất.

Có thể đặt câu hỏi ở bên dưới phần bình luận!

Bài viết liên quan